Quản lý chi tiêu nền móng cho việc xây dựng tài sản

00:00 Dừng Tiếp tục Tắt / 00:00

Ngày xưa khi mình mới bắt đầu tiếp cận tài chính, mình luôn nghĩ rằng mình phải tạo ra thu nhập càng nhiều càng tốt (luôn nghĩ cách kiếm ra nhiều tiền). Và khi bắt đầu vào công việc kinh doanh, mình cũng mang tư duy là phải có nhiều khách mua hàng của mình tạo ra lợi nhuận nhiều nhất có thể. Đến lúc đầu tư cũng bằng tư duy đó mà mình bị thị trường vả cho không trượt phát nào. Cuối cùng cũng phải “ngoan” ngoãn!

Tiết kiệm trước chi tiêu sau

Nhớ cái hồi mà mình vừa học ra trường rồi mình đi làm. Ngày đầu tiên nhận lương trong đầu mình lúc nào cũng suy nghĩ đến việc dùng số tiền lương đó như thế nào? Thực sự là cái giống gì cũng muốn mua. Nghĩ tới chuyện cái iPhone bấy lâu nay mình hằng mơ ước, rồi cái laptop “quèn” ỳ à ỳ ạch phải thay cái mới thôi. Như một lực hấp dẫn mỗi lần mình mở điện thoại lên, lướt Facebook, lướt web thì hàng tấn tá quảng cáo ập vào mặt. Cứ như bị mấy đứa nghe lén hay gì. 😂

Cứ thế trôi qua tháng nào dư được 5-10% lương thì gọi là tiết kiệm. Tháng nào mua nhiều quá thì thôi khỏi tiết kiệm. Tiết kiệm được một ít thì lại nghĩ đến một cái gì đó để mua (xài tiền lớn), không thì cũng xui cái này cái kia (như xe hư, điện thoại hư,…). Vậy đó bạn có thể thấy rằng nếu không có quỹ dự phòng gặp biến cố thì bạn khó có thể vượt qua được.

Từ khi mình trải qua thương trường, đúc kết được kinh nghiệm rồi thì mình nhận ra rằng chúng ta cần tiết kiệm trước rồi mới nghĩ đến chuyện chi tiêu. Warrent Buffet có công thức cho sự thành công của ông rằng Tiết kiệm - Chi tiêu = Đầu tư .

A young man sitting in a café, focused on a tablet in his hands, wearing a gray t-shirt. Background features blurred figures and warm lighting.

Quản lý chi tiêu - Đi ngược lại bản chất

Thực tế, quản lý chi tiêu thực sự là công việc rất khó nhằn, nó tréo ngoe ở chỗ là nó đi ngược lại với ham muốn của chúng ta. Nên là để đạt được một ít trình độ trong công tác này thì mình đã phải rèn luyện rất lâu. Quay lại câu chuyện nhận lương thực chất có tiền trong tay rồi thì thế nào cũng muốn mua cái này cái kia cái lọ cái chai. Kìm lắm không muốn mua rồi thì lướt web, lướt Facebook gì nó cũng dụ, y như rằng nhà quảng cáo “ban phước” cho bạn bằng một voucher giảm giá gì đó cỡ nào cũng chốt đơn - đi ngược bản chất là đây.

Tuy tréo ngoe như vậy nhưng ráng thì cũng qua trôi. Đa phần mọi người sẽ hay bị lấn cấn chỗ này, khiến cho chúng ta khó lòng mà tiết kiệm được. Nhưng đến lúc tiết kiệm được một khoản kha khá rồi bằng 1-2 tháng lương gì đó thì tâm hồn shopping cũng lại trổi dậy. Dù gì đi nữa Quản lý chi tiêu là viên gạch nền móng cho hành trình xây dựng tài sản của bạn.

Quản lý chi tiêu như thế nào?

Ban đầu, mình cần xây dựng một kế hoạch nho nhỏ cho bản thân. Chia tiền ra nhiều nơi, tạo cho mình cảm giác khó khăn khi phải chi tiêu. Như bạn đưa tiền cho vợ giữ mà mỗi lần muốn chi tiêu thì phải xin, mà xin bị làm khó mà khó lại không muốn chi nữa (cũng là một giải pháp quản lý chi tiêu).

Tiếp theo thì phải ghi chú từng loại chi tiêu trong ngày một các chi tiết nhất bằng công cụ như Sổ thu chi MISA, Money Lover. Ghi chú lại như vậy “Hôm nay tôi đi uống Highlands Coffee với bạn bè hết 65k từ ví MOMO”. Sau đó, bạn sẽ review lại mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng và chia ra làm 3 mục chính #MustHave (chi tiêu bắt buộc), #NiceToHave (chi tiêu vì mình vui vẻ), #Waste (chi tiêu lãng phí). Từ đó, bạn sẽ có cơ sở đi cắt giảm đi những #Waste và biết tiền cũng mình đang đi về đâu.

Thông báo miễn trừ trách nhiệm Nội dung trên blog chỉ mang tính chất tham khảo, không phải là lời khuyên tài chính. Hãy tìm hiểu kỹ trước khi đưa ra quyết định đầu tư. Đọc thêm trong Điều khoản sử dụng.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

Trợ lý WealSAVVY

Xin chào! 👋
Tôi rất vui được giúp đỡ bạn! 🥰
Lorem ipsum dolor sit amet consectetur, adipisicing elit.
14 phút trước
Lorem ipsum dolor sit amet consectetur adipisicing elit. Saepe, ea.