Năm 2025, nên học gì để bắt đầu hành trình đầu tư tài chính

00:00 Dừng Tiếp tục Tắt / 00:00

Chào anh em, sau Tết, mình quay lại viết blog chia sẻ với anh em về đầu tư tài chính, tự do tài chính và xây dựng tài sản.

Bài viết hôm nay có lẽ sẽ sử dụng một ngôn từ và văn phong sẽ khác hơn. Mình định hướng lại WealSAVVY sẽ blog chia sẽ mang đậm màu sắc cá nhân của mình hơn. Không còn những câu cú đậm chất văn học như xưa nữa đâu. Mình sẽ ít sử dụng AI để tạo ra văn bản nữa (vì đằng nào thì cũng hết được dùng free rồi).

Trader ngồi một mình trong quán cà phê, chăm chú làm việc trên laptop, xung quanh là những người khác đang trò chuyện.

Phương pháp, chiến lược giao dịch: là cái gì mà ai cũng “gào thét” vậy?

Thôi thì trước khi đi vào vấn đề chính thì mình xin “giải ngố” cho bạn nào chưa biết phương pháp, chiến lược hay hệ thống nó là cái “mô tê” gì.

Nôm na thì các bạn có thể hiểu đơn giản nó là một công cụ để giúp mình tìm giá mua, giá bán trên thị trường tài chính. Mà nếu hiểu xâu xa hơn thì bạn sẽ có tìm ra luận điểm giao dịch cho vị thế đó. Chẳng hạn như bạn định mua Vàng giá 9 triệu đồng một chỉ nếu bạn là một nhà đầu tư chính quy (làm công ăn lương) thì bạn cần đưa ra luận điểm giao dịch để thuyết trình trước ban lãnh đạo trước trưởng phòng hoặc giám đốc tài chính để bạn được giải ngân cho giao dịch của mình.

Vậy thì, với một nhà đầu tư cá nhân (xử dụng vốn tự có) thì phương pháp là cách mà bạn thuyết phục bản thân xuống tiền mua bán tài sản đó. Quay lại ví dụ mua Vàng thì mình có thể kể với mọi người rằng là “Tao mua vì tao thích vậy”.

Trường phái giao dịch là gì?

Nói đến phương pháp, chiến lược hay hệ thống thì giờ mình tiếp tục nghiên cứu về trường phái. Thì trên thị trường sẽ có nhiều trường phái giao dịch khác nhau nhưng tóm tắt lại các bạn sẽ bắt gặp đâu đó hai cái tên quen thuộc là “Phân tích kỹ thuật” và “Phân tích cơ bản”. Sau này thì mình còn biết thêm một số trường phái như là Algorithmic và Social copy (có lẽ có nhiều tai tiến nhưng nó là tất yếu).

  • Phân tích kỹ thuật tập trung vào biểu đồ và chỉ báo giao dịch để dự đoán xu hướng giá trong tương lai. Nhà đầu tư mở vị thế từ kết quả phân tích của mình.
  • Phân tích cơ bản tập trung vào giá trị nội tại của tài sản bằng cách xem xét cái yếu tố kinh tế, chính trị, và những thông tin liên quan đến tài sản. Nhà đầu tư sẽ tổng hợp thông tin xác định xem giá trị tài sản là thấp hay cao hơn giá trị thực tại của nó và quyết định mở vị thế.
  • Algorithmic trading là một phương pháp giao dịch tự động dựa trên tập hợp các số liệu theo quy tắc hoặc thuật toán nhất định. Nhà đầu tư sẽ đưa ra quyết định dựa trên đầu ra của máy tính hoặc ủy thác giao dịch tự động cho máy tính hoàn toàn mà không cần can thiệp vào.
  • Social and copy trading là phương pháp giao dịch mới nổi mà nhà đầu tư sẽ đưa ra quyết định giao dịch dựa trên thông tin mà nhà đầu tư khác chia sẻ hoặc là sao chép tự động giao dịch của họ và phân bổ vốn hợp lý.

Vậy thì 2025 rồi thì học gì để đầu tư kiếm tiền?

Câu trả lời của mình là học tất cả mọi thứ và chọn lọc ra cái phù hợp với bản thân của mình nhất. Từ đó cá nhân hóa quy trình giao dịch cộng với sự kiên trì, kỷ luật trong từng quyết định giao dịch.

Quyết định nhanh như gió, năng suất tăng vù vù

Việc bạn học tập nhiều kiến thức và sau đóng gói quy trình giao dịch thành một dây truyền khép kín nó giống như bạn xây dựng một cổ máy in tiền cho chính mình vậy. Phân tích nhanh vào lệnh quyết đoán và chính xác sẽ giúp bạn nhận ra cơ hội giao dịch từ sớm mà không đắn đo suy nghĩ quá nhiều.

Khi mà bạn đã luyện tập được sự nhạy bén trong việc đóng mở vị thế rồi thì dành thời gian cho những việc đao to búa lớn hơn như lọc mã cổ phiếu, lọc mã tiền tệ hoặc lọc token, xây dựng hệ thống cho tài sản khác, đa dạng hóa nhiều loại tài sản khác nhau,… để thật sự kiếm được lợi nhuận và sống băng lợi nhuận đó thì còn hàng tá việc khoa nhằn mà bạn phải suy nghĩ đến.

Sáng tạo “bung nóc”, ý tưởng “tuôn trào”

Này gọi là thời tới cản không kịp. Khi mọi thứ đi vào quỹ đạo rồi, bạn đã quá nhuần nhuyễn với quy trình giao dịch của mình rồi thì việc thua lỗ không còn là vấn đề quá lớn (chỉ có bạn sợ lỗ nên bạn mới thất bại). Bung được cái nẹp “kiếm tiền” thì đó là lúc cuộc sống của bạn đã được năng lên level mới. Bạn cũng không cần phải hỏi “Tiền nhiều để làm gì?”, “Kiếm 10 triệu để đủ sống rồi? Ham hố như bác Vượng làm gì cho mệt não?”,…

Khi bạn sống trong hào quan sáng tạo và ý tưởng. Thì chỉ cần kịch bản ý tưởng nào bạn đưa ra cũng thành công hết 40% thôi thì tiền tự đến với bạn. Khi đó bạn cũng không còn quá áp lực với đồng tiền nữa và chỉ có ngồi suy nghĩ mà thôi.

Bắt trend không trượt phát nào?

Trong thị trường tài chính, xu hướng và thời thế sẽ luôn thay đổi liên tục và nó sẽ còn thay đổi nhanh hơn trong tương lai. Việc thị trường choppy sẽ là quá sưc bình thường khi tốc độ giao dịch ngày càng được cải tiến và nhiều phương pháp giao dịch mới ra đời.

Bạn phải nâng tầm “bắt sóng” đạt tốc độ “đỉnh cao” hơn nữa. Vì hôm nay có thể là crypto tăng mạnh, ngày mai sẽ là Vàng và mốt sẽ là một loại tài sản khác.

Tạo ra nhiều cơ hội mới trong cuộc sống. Trong trading cuộc sống không phải chỉ có bảng điện, chúng ta còn có gia đình và nhiều thứ khác nữa. Và cơ hội đầu tư không chỉ có cypto, vàng, cổ phiếu mà còn nhiều thứ khác có giá trị trong xã hội.

“Nâng cấp” bản thân và cuộc sống, xây dựng và tích luỹ tài sản, quản lý chi tiêu và phát triển bản thân từ sớm sẽ giúp cho bạn dần tiến đến con đường tự do tài chính. Bạn sẽ chỉ muốn sáng tạo và giao dịch mỗi ngày mà không quan tâm quá nhiều tới thất bại trong quá khứ.

Học đầu tư tài chính như thế nào, học sao cho “chất”?

Vậy thì bây giờ bước chân vào thị trường như thế nào và học đầu tư “bài bản” ra sao? Mình xin “mách nhỏ” bạn vài chiêu sau:

  • “Cày” lý thuyết: mấy cái này nghe có vẻ “khó nhằn”, nhưng chịu khó cày thì cũng nuốt được thôi. Tìm hiểu về các khái niệm cơ bản trong đầu tư tài chính, các loại tài sản và quy luật vận hành của thị trường, quy luật cung cầu, phương pháp giao dịch hành động giá, phương pháp giao dịch với chỉ báo volume, cách quản trị rủi ro, quản trị cảm xúc,…
  • “Vọc” thực hành: sự dụng tool tua lại của TradingView, mở tài khoản demo, mở tài khoản với số vốn nhỏ (5-10% thu nhập - có mất thì như nạp game thôi), để làm quen với quy trình và khám phả khả năng mình học tới đâu rồi.
  • “Gia nhập” cộng đồng: Tham gia mấy cái diễn đàn, nhóm thảo luận về đầu tư theo phương pháp đã học để nghiên cứu kinh nghiệm của mấy anh em đi trước. Cái này nó có hai mặt, vô nhóm gặp mấy ông hay khoe mà tham thì tiêu đời, chỉ trade trong khả năng mà nếu mất hết tiền mình vẫn sống tốt thôi rồi “nâng cấp” tài khoản lên từ từ.
  • “Làm” dự án, đi “thi”: áp dụng kiến thức đã học vào mấy cái dự án thực tế, lấy KPI của mấy cái quỹ đầu tư áp vào tài khoản của mình hoặc đăng ký thi quỹ để “thấm” hơn về thị trường.
  • “Đọc” sách và bài viết: tìm đọc mấy đầu sách hoặc bài viết đầu tư tài chính, để cập nhật kiến thức hoặc mấy cái mới mẻ về thị trường.

Tóm lại là…

Đầu tư tài chính là một công việc “đỉnh của chóp” và cũng là giai đoạn bắt buộc trên hành trình xây dựng tài sản cho bản thân và cuối cùng là tự do tài chính. Việc học và nghiên cứu về tài chính không những giúp mình kiếm tiền từ thị trường mà còn giúp mình sống tốt hơn, không bị quá áp lực bởi việc kiếm tiền, kiểm soát tiêu dùng cá nhân hiệu quả.

Nếu bạn là một người có mong muốn cải thiện cuộc sống và phát triển bản thân. Không muốn áp lực về đồng tiền quá nhiều thì mình khuyên bạn “nhảy vào” học đầu tư tài chính và kiểm soát dòng tiền “ngay từ bây giờ”. Đừng để mình “bị bỏ lỡ cơ hội”, và “tận hưởng” những điều tuyệt vời mà nó mang lại.

SPOIL

Việt Nam mình giờ đang rất là “xịn xò” rồi nha!! Thành phố Hồ Chí Minh tương lai sẽ là trung tâm tài chính của Đông Nam Á rồi. Lúc đó thì không thiếu gì cơ hội cho bạn và mình cũng phát triển ý tưởng và thành công với ý tưởng kinh doanh, đầu tư và phát triển tài chính.

Việt Nam sắp như cục “nam châm” hút tài sản của mấy nước hàng xóm như Trung Quốc, Thái Lan, Indo, Nhật,… tài sản có vào tay bạn hay không thì do bạn thôi!! Cố lên vì tương lai giàu có thịnh vượng mà còn phải tâm thức bình an nữa.

Ngày xưa khi mình mới bắt đầu tiếp cận tài chính, mình luôn nghĩ rằng mình phải tạo ra thu nhập càng nhiều càng tốt (luôn nghĩ cách kiếm ra nhiều tiền). Và khi bắt đầu vào công việc kinh doanh, mình cũng mang tư duy là phải có nhiều khách mua hàng của mình tạo ra lợi nhuận nhiều nhất có thể. Đến lúc đầu tư cũng bằng tư duy đó mà mình bị thị trường vả cho không trượt phát nào. Cuối cùng cũng phải “ngoan” ngoãn!

Tiết kiệm trước chi tiêu sau

Nhớ cái hồi mà mình vừa học ra trường rồi mình đi làm. Ngày đầu tiên nhận lương trong đầu mình lúc nào cũng suy nghĩ đến việc dùng số tiền lương đó như thế nào? Thực sự là cái giống gì cũng muốn mua. Nghĩ tới chuyện cái iPhone bấy lâu nay mình hằng mơ ước, rồi cái laptop “quèn” ỳ à ỳ ạch phải thay cái mới thôi. Như một lực hấp dẫn mỗi lần mình mở điện thoại lên, lướt Facebook, lướt web thì hàng tấn tá quảng cáo ập vào mặt. Cứ như bị mấy đứa nghe lén hay gì. 😂

Cứ thế trôi qua tháng nào dư được 5-10% lương thì gọi là tiết kiệm. Tháng nào mua nhiều quá thì thôi khỏi tiết kiệm. Tiết kiệm được một ít thì lại nghĩ đến một cái gì đó để mua (xài tiền lớn), không thì cũng xui cái này cái kia (như xe hư, điện thoại hư,…). Vậy đó bạn có thể thấy rằng nếu không có quỹ dự phòng gặp biến cố thì bạn khó có thể vượt qua được.

Từ khi mình trải qua thương trường, đúc kết được kinh nghiệm rồi thì mình nhận ra rằng chúng ta cần tiết kiệm trước rồi mới nghĩ đến chuyện chi tiêu. Warrent Buffet có công thức cho sự thành công của ông rằng Tiết kiệm - Chi tiêu = Đầu tư .

A young man sitting in a café, focused on a tablet in his hands, wearing a gray t-shirt. Background features blurred figures and warm lighting.

Quản lý chi tiêu - Đi ngược lại bản chất

Thực tế, quản lý chi tiêu thực sự là công việc rất khó nhằn, nó tréo ngoe ở chỗ là nó đi ngược lại với ham muốn của chúng ta. Nên là để đạt được một ít trình độ trong công tác này thì mình đã phải rèn luyện rất lâu. Quay lại câu chuyện nhận lương thực chất có tiền trong tay rồi thì thế nào cũng muốn mua cái này cái kia cái lọ cái chai. Kìm lắm không muốn mua rồi thì lướt web, lướt Facebook gì nó cũng dụ, y như rằng nhà quảng cáo “ban phước” cho bạn bằng một voucher giảm giá gì đó cỡ nào cũng chốt đơn - đi ngược bản chất là đây.

Tuy tréo ngoe như vậy nhưng ráng thì cũng qua trôi. Đa phần mọi người sẽ hay bị lấn cấn chỗ này, khiến cho chúng ta khó lòng mà tiết kiệm được. Nhưng đến lúc tiết kiệm được một khoản kha khá rồi bằng 1-2 tháng lương gì đó thì tâm hồn shopping cũng lại trổi dậy. Dù gì đi nữa Quản lý chi tiêu là viên gạch nền móng cho hành trình xây dựng tài sản của bạn.

Quản lý chi tiêu như thế nào?

Ban đầu, mình cần xây dựng một kế hoạch nho nhỏ cho bản thân. Chia tiền ra nhiều nơi, tạo cho mình cảm giác khó khăn khi phải chi tiêu. Như bạn đưa tiền cho vợ giữ mà mỗi lần muốn chi tiêu thì phải xin, mà xin bị làm khó mà khó lại không muốn chi nữa (cũng là một giải pháp quản lý chi tiêu).

Tiếp theo thì phải ghi chú từng loại chi tiêu trong ngày một các chi tiết nhất bằng công cụ như Sổ thu chi MISA, Money Lover. Ghi chú lại như vậy “Hôm nay tôi đi uống Highlands Coffee với bạn bè hết 65k từ ví MOMO”. Sau đó, bạn sẽ review lại mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng và chia ra làm 3 mục chính #MustHave (chi tiêu bắt buộc), #NiceToHave (chi tiêu vì mình vui vẻ), #Waste (chi tiêu lãng phí). Từ đó, bạn sẽ có cơ sở đi cắt giảm đi những #Waste và biết tiền cũng mình đang đi về đâu.

Thông báo miễn trừ trách nhiệm Nội dung trên blog chỉ mang tính chất tham khảo, không phải là lời khuyên tài chính. Hãy tìm hiểu kỹ trước khi đưa ra quyết định đầu tư. Đọc thêm trong Điều khoản sử dụng.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

Trợ lý WealSAVVY

Xin chào! 👋
Tôi rất vui được giúp đỡ bạn! 🥰
Lorem ipsum dolor sit amet consectetur, adipisicing elit.
14 phút trước
Lorem ipsum dolor sit amet consectetur adipisicing elit. Saepe, ea.