https://www.thepennyhoarder.com/investing/how-to-start-micro-investing/
Rất nhiều người nghĩ rằng khi nhắc đến đầu tư thì cần phải có rất nhiều tiền. Nào là phải có số vốn lớn, nào phải có địa vị, danh phận và bộ não siêu việt. Một số người còn cực đoan cho rằng những ứng dụng quảng cáo đầu tư bắt đầu từ số vốn nhỏ là lùa gà, lừa đảo chứ chẳng mang lại giá trị gì.
Thực tế lại khác, có rất nhiều nghiên cứu hầu hết cách nhà đầu tư thành công cho rằng những khoản tiền nhỏ thực sự có thể cộng dồn lại thành rất nhiều tiền.
Vậy đầu tư theo mô hình “kế hoạch nhỏ” có phù hợp với bạn không? Câu trả lời là phụ thuộc vào mục tiêu tài chính và thu nhập cá nhân của bạn mà thôi!!
Mô hình “kế hoạch nhỏ” là gì?
Đây là tên gọi của một phong trào do đội thiếu niên tiền phong phát động, và mục tiêu lý tưởng của phong trào đơn giản là nâng cao ý thức tiết kiệm, yêu quý lao động, giúp đỡ và sẽ chia với bạn bè. Dựa trên tinh thần “kế hoạch nhỏ” là tích tiểu thành đại, tích luỹ luỹ kế góp nhặt từ nhũng vật dụng nhỏ để tạo nên giá trị lớn.
Và cũng thể theo tinh thần đó thì mình đặt tên cho một mô hình đầu tư tài chính. Mô hình này khuyến khích bạn phân bổ nguồn vốn với số tiền nhỏ theo định kỳ vào tài khoản đầu tư của mình - tài khoản dùng để mua cổ phiếu, trái phiếu, tiền điện tử hoặc ngoại hối ngay cả khi bạn chưa biết gì về đầu tư.
Bắt đầu từ mô hình này sẽ giúp bạn có cái nhìn tốt hơn và tiếp cận thị trường tài chính cởi mở hơn, không bị quá áp lực về mặt kiến thức lý thuyết. Với số tiền nhỏ bạn còn có thể song hành cả hai tiến trình học lý thuyết và kim luôn cả thực hành.
Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát số tiền và tần suất mà bạn chi tiêu cho hoạt động đầu tư. Theo một số chuyên gia trên thế cho rằng “kế hoạch nhỏ” giảm thiệt hại lớn cho nhà đầu tư mới bắt đầu bước vào thị trường và từ đó mở ra cơ hội tiếp cần thị trường tài chính dễ dàng hơn cho mọi đối tượng. Đầu tư là hoạt động phức tạp và cách tốt nhất để bạn tìm hiểu về nó là bạn thật sự đang đầu tư.
Tuy nhiên, mình nhận định rằng mô hình này chỉ nên là một bước đệm nhỏ (thẩm chí là rất rất nhỏ) trong toàn bộ hành trình tài chính dài hạn của bạn. Và tất nhiên là nó không phải một mô hình giúp bạn từ bỏ công việc hiện tại và sống cuộc sống nhàn hạ đến cuối đời, tất nhiên nó cũng càng không thể giúp bạn thành tỷ phú chỉ với số vốn là một ly trà sữa được.
Nếu đọc đến đây mà bạn thấy mình cần tìm một chén thánh để trở thành tỷ phú, ngày mai có tiền mua iPhone hoặc xe máy. Thì bạn đã tìm sai bài viết rồi, nên bạn có thể tìm bài viết khác cũng cố cho giấc mộng giàu sang đó. Còn nếu bạn là một người có trái tim chân thành tìm hiểu về Ngài thị trường thì chúng ta cùng nhau đến hồi tiếp theo…
Mô hình “kế hoạch nhỏ” hoạt động như thế nào?
Nếu bạn có thắc mắc, và thử tìm thêm thông tin về mô hình “kế hoạch nhỏ” trên Google hoặc đâu đó trên mạng internet mà không có thông tin gì? Thì đó là tên mà mình tự đặt cho tập hợp kiến thức mà mình đã góp nhặt được, mình thấy tên này hay nên là đặt theo.
Sau đây là những gì mà bạn mong đợi khi trải nghiệm mô hình “kế hoạch nhỏ”:
Tiền đầu tư từ đâu ra?
Đây là một khoản tiền mà bạn cần phải tích luỹ định kỳ. Mở một tài khoản ngân hàng riêng biệt hoặc là một tài khoản trên sàn giao dịch hoặc sàn môi giới chứng khoán. Tiếp thì bạn cần lập kế hoạch để fill tiền vào tài khoản này như là 5-10% thu nhập hằng tháng, hoặc một số tiền cố định như 500k chẳng hạn. Rồi chuyển tiền vào tài khoản đó theo định kỳ hằng tháng, hằng tuần hoặc là hằng ngày.
Bạn cần xác định mục tiêu giao dịch cho tài khoản này là đầu tư cổ phiếu chứ không phải tiền tiêu dùng hay là dùng cho các việc linh tinh đâu nha. Đây là kho đạn của bạn và bạn dùng nó để săn mồi trên thị trường tài chính và kiếm phần thưởng về cho mình (nhưng financial game đúng nghĩa).
Đầu tư như thế nào?
Giờ là có “đạn” đầy đủ rồi thì bắt đầu hành trình săn mồi. Cái này thật sự mới là cái quan trọng:
Đầu tiên, để săn được mồi thì cần phải có công cụ (có nghĩa là mình cần phải có “súng”), súng thì có nhiều loại súng:
- Price Action
- Mô hình giá
- Mô hình nến
- Smart Money Concept ICT
- Phương pháp Wyckoff hiện đại
Thì đây là những thứ mình đã nghiên cứu, nếu mà mình viết đủ bài thì mình sẽ bắt đầu viết về những phương pháp này và gắn link cho các bạn tiện theo dõi.
Nhiều bạn hỏi thì nên sử dụng cái nào, câu trả lời của mình là bạn nên tìm một cây “súng” học cách bắn sao cho nhuần nhuyễn nhất rồi sau đó bạn cũng sẽ phải học hết mấy cây súng khác vì mỗi cái có một ưu nhược điểm riêng. Tuỳ vào từng chiến dịch, thời điểm thị trường mà mình sẽ chọn cây súng nào ra trận thì đó mới là quan trọng trọng. Hoặc trường hợp bạn cũng có thể giỏi duy nhất một cây súng đó và bất bại với nó. Cái này phụ thuộc vào sự rèn luyện và trải nghiệm thị trường của bạn trong dài hạn.